Với cuộc đàm phán trần nợ của Washington vẫn trong thế bế tắc, ít ai dám chắc nước Mỹ sẽ không vỡ nợ công. Nếu điều này xảy ra, thị trường tài chính toàn cầu có thể chao đảo và các tài sản Mỹ như đồng USD và trái phiếu kho bạc sẽ rớt giá thảm hại.
Hạn chót 2/8 cho các nhà làm luật Mỹ đạt thỏa thuận nâng trần nợ công đang tới gần, trang tin Business Insider đã điểm qua 9 kênh đầu tư an toàn để đề phòng kịch bản không ai muốn này.
1. Vàng
Giá vàng quốc tế thời gian này đang ở mức cao kỷ lục, nhưng vẫn được xem là “chuẩn mực vàng” của hoạt động đầu tư an toàn. Nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ những tài sản “giấy” như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu… sẽ bốc hơi giá trị chóng mặt. Giới đầu tư khi đó sẽ càng khát vàng, loại tài sản đã được cả thế giới dùng để cất trữ giá trị suốt hàng ngàn năm qua.
2. Đồng Franc Thụy Sỹ
Tương tự như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ cũng đang ở mức tỷ giá gần cao nhất mọi thời đại. Thụy Sỹ là quốc gia có nền tài khóa lành mạnh, được điều hành bởi những chính trị gia đáng tin cậy. Hệ thống ngân hàng của nước này cũng hùng mạnh và tương đối độc lập với châu Âu. Sự ổn định tài khóa là một niềm tự hào của Thụy Sỹ, đồng thời cũng nhờ đó mà các nhà băng nước này thu hút được những dòng vốn khổng lồ từ phần còn lại của châu Âu đổ vào.
3. Đồng Krone Na Uy
Na Uy thậm chí còn được coi là một “ốc đảo” bình yên hơn cả Thụy Sỹ trong bối cảnh nhiều quốc gia khác ở châu Âu quay cuồng với khủng hoảng nợ. Thế mạnh của Na Uy là cán cân tài khóa lành mạnh, ngoài ra nước này được ưu đãi một nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào.
4. Đồng Yên Nhật
Từ lâu, cả đồng Yên và trái phiếu kho bạc Nhật luôn được giới đầu tư đánh giá cao. Nhật Bản có thặng dư thương mại lớn, hệ thống ngân hàng lại không có ràng buộc quá chặt chẽ với Mỹ. Thêm vào đó, hệ thống chính trị của Nhật không cho phép các nhà lãnh đạo nước này có những động thái mà Business Insider bình luận là mang tính “tự công phá” như ở Mỹ.
5. Đồng Real Brazil
Brazil là một nền kinh tế mạnh nữa có độ độc lập tương đối so với các nền kinh tế khác.
6. Đôla Singapore
Với triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của các nền kinh tế châu Á, đồng đôla Singapore đã trở thành một “tài sản phải có” trong danh mục của giới đầu tư quốc tế. Kinh tế Singapore có nhiều điểm tương đồng với Thụy Sỹ, khi mà quốc gia này đang phấn đấu trở thành một trung tâm của lĩnh vực ngân hàng phục vụ tư nhân, thu hút một lượng tài sản lớn đổ vào.
7. Đất nông nghiệp
Giới đầu tư Mỹ đã đổ xô mua đất nông nghiệp, và nếu trên thế giới xảy ra bất ổn, chẳng hạn chiến tranh, giá tài sản này sẽ tăng bùng nổ. Một số nhà đầu tư lớn như Barton M. Biggs thuộc quỹ đầu cơ Traxis Partners hay Marc Faber đều khuyến nghị mua đất nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế bấp bênh.
8. Bạc
Bạc được coi là “vàng” của người nghèo. Vừa qua, bạc cũng đã có một đợt tăng giá mạnh trước khi hạ nhiệt hồi tháng 5. Khi kinh tế ổn định, bạc thậm chí còn có lợi thế hơn vàng, vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
9. Đô la Canada
Đồng tiền này giống như một “con dao hai lưỡi”. Một mặt, nền kinh tế Canada có quan hệ mật thiết với kinh tế Mỹ, nên kinh tế Mỹ có vấn đề thì kinh tế Canada và đồng tiền của nước này cũng “mệt” theo. Nhưng mặt khác, Canada có nền tài khóa và hệ thống nhà băng lành mạnh, đồng thời cũng là một quốc gia giàu tài nguyên.
1. Vàng
Giá vàng quốc tế thời gian này đang ở mức cao kỷ lục, nhưng vẫn được xem là “chuẩn mực vàng” của hoạt động đầu tư an toàn. Nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ những tài sản “giấy” như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu… sẽ bốc hơi giá trị chóng mặt. Giới đầu tư khi đó sẽ càng khát vàng, loại tài sản đã được cả thế giới dùng để cất trữ giá trị suốt hàng ngàn năm qua.
2. Đồng Franc Thụy Sỹ
Tương tự như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ cũng đang ở mức tỷ giá gần cao nhất mọi thời đại. Thụy Sỹ là quốc gia có nền tài khóa lành mạnh, được điều hành bởi những chính trị gia đáng tin cậy. Hệ thống ngân hàng của nước này cũng hùng mạnh và tương đối độc lập với châu Âu. Sự ổn định tài khóa là một niềm tự hào của Thụy Sỹ, đồng thời cũng nhờ đó mà các nhà băng nước này thu hút được những dòng vốn khổng lồ từ phần còn lại của châu Âu đổ vào.
3. Đồng Krone Na Uy
Na Uy thậm chí còn được coi là một “ốc đảo” bình yên hơn cả Thụy Sỹ trong bối cảnh nhiều quốc gia khác ở châu Âu quay cuồng với khủng hoảng nợ. Thế mạnh của Na Uy là cán cân tài khóa lành mạnh, ngoài ra nước này được ưu đãi một nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào.
4. Đồng Yên Nhật
Từ lâu, cả đồng Yên và trái phiếu kho bạc Nhật luôn được giới đầu tư đánh giá cao. Nhật Bản có thặng dư thương mại lớn, hệ thống ngân hàng lại không có ràng buộc quá chặt chẽ với Mỹ. Thêm vào đó, hệ thống chính trị của Nhật không cho phép các nhà lãnh đạo nước này có những động thái mà Business Insider bình luận là mang tính “tự công phá” như ở Mỹ.
5. Đồng Real Brazil
Brazil là một nền kinh tế mạnh nữa có độ độc lập tương đối so với các nền kinh tế khác.
6. Đôla Singapore
Với triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của các nền kinh tế châu Á, đồng đôla Singapore đã trở thành một “tài sản phải có” trong danh mục của giới đầu tư quốc tế. Kinh tế Singapore có nhiều điểm tương đồng với Thụy Sỹ, khi mà quốc gia này đang phấn đấu trở thành một trung tâm của lĩnh vực ngân hàng phục vụ tư nhân, thu hút một lượng tài sản lớn đổ vào.
7. Đất nông nghiệp
Giới đầu tư Mỹ đã đổ xô mua đất nông nghiệp, và nếu trên thế giới xảy ra bất ổn, chẳng hạn chiến tranh, giá tài sản này sẽ tăng bùng nổ. Một số nhà đầu tư lớn như Barton M. Biggs thuộc quỹ đầu cơ Traxis Partners hay Marc Faber đều khuyến nghị mua đất nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế bấp bênh.
8. Bạc
Bạc được coi là “vàng” của người nghèo. Vừa qua, bạc cũng đã có một đợt tăng giá mạnh trước khi hạ nhiệt hồi tháng 5. Khi kinh tế ổn định, bạc thậm chí còn có lợi thế hơn vàng, vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
9. Đô la Canada
Đồng tiền này giống như một “con dao hai lưỡi”. Một mặt, nền kinh tế Canada có quan hệ mật thiết với kinh tế Mỹ, nên kinh tế Mỹ có vấn đề thì kinh tế Canada và đồng tiền của nước này cũng “mệt” theo. Nhưng mặt khác, Canada có nền tài khóa và hệ thống nhà băng lành mạnh, đồng thời cũng là một quốc gia giàu tài nguyên.
Theo VnEconomy