Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Đất biệt thự Đông Thủ Thiêm

Khu Dân Cư Bình Trưng Đông


Khu dân cư Bình Trưng Đông, quận 2 (TP HCM) thuộc Dự án Đông Thủ Thiêm có vị trí đẹp, thoáng mát, được bao quanh bởi sông Giồng Ông Tố, hai mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh và Đỗ Xuân Hợp, đối diện Trung tâm TDTT Rạch Chiếc.

Khu dân cư Bình Trưng Đông, quận 2 - Phối cảnh

Đặc điểm vị trí khu đất


Thuận tiện kinh doanh, gần chợ, gần trường học và khu dân cư hiện hữu
Nằm dọc theo đường cao tốc Sài Gòn - Vũng Tàu. Trong khu vực có hệ thống giao thông phát triển tại đông Sài Gòn, liên thông các vùng kinh tế trọng điểm như khu thương mại Thủ Thiêm, quận 2, đô thị nam Sài Gòn, quận 7...

Khu dân cư Bình Trưng Đông, quận 2 - mặt bằng

Hệ thống cáp điện ngầm dọc vỉa hè
Hệ thống cấp nước đặt trên vỉa hè có trụ cứu hỏa
Có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi ra đường ống thoát nước chung của khu vực.
Hệ thống giao thông nội: 16m, 12m, 10m.
Hệ thống giao thông ngoại: Đỗ Xuân Hợp (40m), Nguyễn Duy Trinh (30m)

Hình thực tế (click vào hình để xem)

Du an Dong Thu Thiem Quan 2 LH 0902994689


Khu dân cư Bình Trưng Đông, quận 2 - vị trí

Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, khu dân cư yên tĩnh, khu biệt thự sang trọng, tạo nên một cộng đồng dân cư văn minh và mang đến một cuộc sống an lành cho bạn.
Bán lô biệt thự F22, diện tích 12x20, đường 12m, hướng Đông Nam. Giá 22tr/m2 (thương lượng) và nhiều lô đất biệt thự cực đẹp Q2

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Sự thật "chiêu" đại hạ giá chung cư Dầu khí

Theo nhiều chuyên gia bất động sản thì thực chất việc đại hạ giá không phải là giảm giá thực sự mà có chăng doanh nghiệp chỉ mất ít lãi hoặc đó chỉ là cách thức PR, đánh bóng thương hiệu của chủ đầu tư.
Chiêu bán tháo Địa ốc Dầu khí bị hoài nghi
 
Dự án chung cư Petrovietnam Landmark giảm giá bán 35% đang gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, chiêu bán hàng này về hình thức có vẻ là giảm giá nhiều nhưng bản chất sự việc cũng chỉ là việc vay tiền trước khách hàng và trả lãi suất.

Thị trường 
bất động sản TPHCM, Hà Nội đang bị rúng động bởi thông tin dự án bất động sản Petro Vietnam Landmark (Quân 2, TPHCM) giảm giá 35% - từ mức 21,22 triệu đồng/m2 xuống 15 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, ngay sau khi Petro Vietnam Landmark giảm giá lại tiếp tục có doanh nghiệp là công ty Sài Gòn Mêkông quyết định giảm giá bán từ mức 20 triệu đồng/m2 xuống còn 14,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT) cho 500 căn hộ của 
dự án An Tiến
(mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè).

Ngoài ra, khách hàng chỉ cần đóng 30% giá trị căn hộ là có thể nhận nhà để ở, phần còn lại sẽ được ngân hàng bảo lãnh cho vay trong vòng 15 năm.

Đây được xem là đợt đại hạ giá các sản phẩm bất động sản lớn nhất từ trước đến nay khi tại Hà Nội mức chiết khấu nhiều nhất 12%. Đáng lo ngại hơn, nhiều nhà đầu tư xôn xao về làn sóng bán tháo bất động sản sắp sửa xảy ra trên thị trường. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý doanh nghiệp và người mua nhà.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia bất động sản thì thực chất việc đại hạ giá không phải là giảm giá thực sự mà có chăng doanh nghiệp chỉ mất ít lãi hoặc đó chỉ là cách thức PR, đánh bóng thương hiệu của chủ đầu tư.

Một chuyên gia phân tích đưa ra cơ sở tính toán sau: Giả sử dự án chung cư có mức giá bán bình quân căn hộ 30 triệu đồng/m2. Ngay ban đầu khách hàng chấp nhận đóng 50% toàn bộ giá trị căn hộ thì sẽ được chủ đầu tư giảm giá 10%. Như vậy, giá bán căn hộ chỉ còn 27 triệu đồng/m2

Nếu chấp nhận đóng 80% từ ban đầu khách hàng giảm giá 30%, giá bán căn hộ giảm còn 21 triệu đồng/m2. Còn chấp nhận đóng 95% giá trị căn hộ từ ban đầu khách hàng giảm giá 40%, giá căn hộ còn 15 triệu đồng/m2.

Tính ngược lại nếu khách hàng muốn được giảm giá mức nhiều nhất họ sẽ nộp gần như hết tiền. Trong khi tổng số tiền căn hộ phải trả đó mang gửi ngân hàng cũng nhận khoản lãi không kém so với ưu đãi mà chủ đầu tư đưa ra. 

Theo tìm hiểu của PV qua đường dây nóng bán hàng của chủ đầu tư dự án PVL, để mua căn hộ thuộc loại giảm giá này khách hàng sẽ phải bốc thăm và sẽ không được đóng tiền theo tiến độ như cách bán hàng của nhiều dự án thông thường khác. Mà phải trả ngay 100% tổng số tiền.

"Bản chất câu chuyện chỉ là thỏa thuận tài chính của doanh nghiệp và người mua nhà. Thông thường, khi chủ đầu tư đưa ra gói sản phẩm, người ta tính tỷ lệ số tiền nộp ban đầu, nếu khách hàng nộp sẽ được ưu đãi bằng khoản tiền chiết khấu. Về phía khách hàng nếu trả ngay toàn bộ tiền mua căn hộ, họ sẽ nhận khoản tiền lời giống như việc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng" vị chuyên gia cho biết.

Ông Phạm Thanh Hưng - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group cho biết, hiện tâm lý chờ đợi đang bao trùm thị trường bất động sản, khi các chủ đầu tư dự án đua nhau dùng chiêu thức tiếp thị giảm giá, còn người mua kỳ vọng thị trường còn tiếp tục giảm xuống nữa.

"Tuy nhiên, các chiêu thức giảm giá có vẻ mang màu sắc quảng cáo bán hàng kiểu gây sốc. Bởi trên thực tế, mặc dù công bố giảm giá mạnh nhưng phần lớn chủ đầu tư kèm theo điều kiện về tiến độ đóng tiền 100% thay vì 20-30%. Như vậy, ở đây thay vì vay ngân hàng doanh nghiệp sẽ vay của khách hàng" - ông Hưng nói.

Theo tính toán của giới bất động sản, ngay cả khi giảm giá 30% thì so với lãi suất ngân hàng, người mua nhà cũng không được hưởng lợi là bao nhiêu.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

CĂN HỘ CHƯƠNG DƯƠNG GARDEN QUẬN TÂN PHÚ - CAN HO CHUONG DUONG GARDEN QUAN TAN PHU - nhadatsaigon247.vn

CĂN HỘ CHƯƠNG DƯƠNG GARDEN QUẬN TÂN PHÚ - CAN HO CHUONG DUONG GARDEN QUAN TAN PHU - nhadatsaigon247.vn
Bán căn hộ Chương Dương Garden (click vào xem chi tiết dự án), diện tích từ 49m2 đến 89m2
Nằm ngay khu trung tâm của Quận Tân Phú, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh:
trường học, bệnh viện, chợ,... là nơi có nhu cầu cao về nhà ở, đặc biệt là loại căn hộ có mức giá trung bình
Giá cực kỳ hấp dẫn, từ 13tr/m2(chưa VAT), rất cạnh tranh so với các dự án tương đương trong khu vực
Đặt mua ngay để có cơ hội giảm 8%(khi thanh toán 1 lần 95% hoặc 100% giá trị căn hộ)
Thanh toán linh hoạt đến 8 đợt. Hỗ trợ vay đến 70% giá trị căn hộ, thời hạn đến 20 năm

Hãy liên hệ ngay Thái - 0902 994 689 để biết thêm chi tiết

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Thế giới có thể đối mặt với siêu bão” tài chính mới

Vàng lập kỷ lục giá mới, chứng khoán rơi thẳng đứng, xăng dầu vuột giá mạnh, nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoảng loạn là những gì đã xảy ra trong phiên giao dịch đêm qua (18/8). Liệu kinh tế thế giới đang đứng trước một nguy cơ trượt dốc mới?
 
Đêm 18/8, giá vàng lập kỷ lục mới, chứng khoán rơi thẳng đứng, xăng dầu vuột giá mạnh.
 
Hôm qua, chốt phiên chứng khoán Mỹ, chỉ số Nasdaq đóng cửa với mức giảm hơn 5%, chỉ số S&P 500 mất hơn 4% và chỉ số Dow Jones giảm hơn 3%. Như vậy, phiên 18/8 đã đánh dấu ngày giao dịch thứ 6 chỉ số S&P 500 biến động lên xuống hơn 4% trong vòng 2 tuần qua. 
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 419,63 điểm, tương ứng 3,68%, xuống còn 10.990,58 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 53,24 điểm, tương ứng 4,46%, xuống 1.140,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tuột 131,05 điểm, tương ứng 5,22%, xuống 2.380,43 điểm. 
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall nhảy vọt 38% lên 43,56 điểm. Khối lượng giao dịch tăng trưởng bùng nổ, với 11,4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq. Đây là khối lượng giao dịch lớn nhất trong tuần này. 
Trên thị trường dầu mỏ, chốt phiên đêm qua trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng tháng 9 giảm 5,2 USD, tương ứng 5,9%, xuống 82,38 USD/thùng. Mức thấp nhất trong ngày của dầu hợp đồng này là 81,86 USD/thùng. 
Cùng đổ dốc với dầu thô còn có xăng và dầu sưởi. Giá xăng hợp đồng tháng 9 giảm mạnh 9 xu Mỹ, tương ứng 3%, xuống 2,78 USD/gallon (một gallon tương đương với 3,78 lít). Dầu sưởi giao tháng 9 cũng giảm 9 xu Mỹ, tương ứng 2,9%, xuống 2,87 USD/gallon. 
Đứng trước sự sụt giảm mạnh của chứng khoán, dầu thô, các nhà đầu tư lại đổ xô mua vàng tích trữ và đẩy giá mặt hàng kim loại này lên mức cao kỷ lục mới. Chốt phiên 18/8, giá vàng tương lai giao tháng 12 đã tăng 29,6 USD lên 1.823,4 USD/oz. Trong phiên, có lúc vàng loại này lập kỷ lục 1.830 USD/oz. 
Giá vàng giao ngay cũng tăng mạnh, 1,9% lên 1.822,3 USD/oz. Giá vàng giao ngay lập đỉnh cao nhất mọi thời đại ngay từ đầu phiên giao dịch ở vùng 1.825,99 USD/oz. Tính tới 7h56 sáng nay (19/8, theo giờ Việt Nam), vàng giao ngay tiếp tục tăng lên 1.834,20 USD/ounce. 
Hồi đầu tuần trước, khi các thị trường hàng hóa biến động dữ dội xuất phát từ việc tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's hạ bậc tín dụng cao nhất của Mỹ từ AAA xuống AA+, gây ra những lo sợ về triển vọng của nền kinh tế đầu tàu. 
Phiên hôm qua, những lo sợ đó về cơ bản đã trở thành hiện thực, khi một loạt báo cáo công bố trong ngày đều nhuốm màu u ám. Richard Weiss, chuyên gia tiền tệ cao cấp của hãng đầu tư American Century ở California cho biết, những số liệu mới nhất đã làm thay đổi quan niệm của giới đầu tư về triển vọng kinh tế Mỹ. 
Nói một cách khác, thị trường đang đối mặt với một cơn hoảng loạn mới về khả năng nền kinh tế đầu tàu rơi vào một cuộc suy thoái khác. Nhà đầu tư sẽ lại chọn vàng làm "cảng" trú chân cho an toàn và những dự báo về mức giá đỉnh của vàng có thể sẽ còn được nâng lên. 
Hội đồng Vàng Thế giới dự báo, nhu cầu vàng mặc dù giảm trong quý 2 vừa qua, nhưng vẫn tăng nếu tính chung toàn năm 2011, trong bối cảnh khách mua châu Á vẫn tiếp tục trữ vàng và nhu cầu tìm đến kim loại quý này như một "nơi trú ẩn an toàn" gia tăng. 
Hôm qua, Bộ Lao động Mỹ cho hay, chỉ số tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 7 đã tăng 0,5% so với tháng 6, cao nhất trong 4 tháng, vượt xa con số dự báo 0,2% của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Chỉ số CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và chi phí nhiên liệu, tăng 0,2%. 
Cùng ngày, theo một báo cáo khác của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 13/8, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục gia tăng 9.000 lên 408.000 người, mức cao nhất trong vòng một tháng qua. 
Thị trường bị tác động mạnh hơn sau thông tin từ Cục Dự trữ bang Philadelphia cho hay, chỉ số sản xuất khu vực Trung - Atlantic trong tháng 8 đã giảm xuống âm 30,7 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Thêm vào đó, doanh số bán nhà đã qua sử dụng giảm 3,5% trong tháng 7, xuống thấp nhất trong 8 tháng. 
Trong một diễn biến khác, phát biểu mới đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Dallas, ông Richard Fisher cho rằng, sở dĩ nền kinh tế Mỹ rơi vào cảnh khó khăn là bởi những sai lầm trong quản lý tài chính. 
“Tôi cho rằng yếu tố đang kìm hãm nền kinh tế không phải là chính sách tiền tệ lỏng lẻo mà là sự quản lý tài chính sai lầm tại Washington. Các cơ quan tài chính Mỹ phải xử lý các vấn đề nợ nần và thâm hụt, nếu không các doanh nghiệp sẽ chuyển kinh doanh ra nước ngoài" - ông Fisher cho biết. 
Theo ông, mối lo ngại lớn nhất không phải là nguy cơ chính sách lỏng lẻo khiến giá cả leo thang cao hơn mà là khả năng thanh khoản do FED tạo ra vẫn “đứng ngoài cuộc” khi các doanh nghiệp và các hộ gia đình trì hoãn chi tiêu trong bối cảnh bất ổn của chính sách pháp luật và thuế. 
FED đã giữ tỷ lệ lãi suất ở gần mức 0 kể từ tháng 12/2008 và mua 2,3 nghìn tỷ chứng khoán dài hạn để hỗ trợ nền kinh tế này nhưng vấn đề tạo công ăn việc làm vẫn còn yếu kém và quá trình hồi phục vẫn mong manh. 
Trong khi đó, tại châu Âu, cuộc gặp thượng đỉnh Pháp - Đức hồi đầu tuần đã không thể xoa dịu những lo sợ về khả năng khủng hoảng nợ công châu Âu tiếp tục lan rộng. Những đề xuất của hai cường quốc này được các quốc gia thành viên trong Eurozone đón nhận khá lạnh nhạt. 
Nói một cách khác, Pháp và Đức đã thất bại trong việc thuyết phục nhà đầu tư rằng cuộc khủng hoảng nợ của khu vực có thể sớm được giải quyết. 
Liên quan tới nền kinh tế Trung Quốc, hôm qua, Deutsche Bank AG hạ dự báo triển vọng kinh tế 2011 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 9,1% xuống 8,9%. Morgan Stanley tuy vẫn giữ nguyên dự báo GDP năm 2011 của Trung Quốc nhưng hạ triển vọng năm tới xuống 8,7%. 
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming cho biết, tăng trưởng thương mại của nước này sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2011 và thắt chặt tài chính ở các nước phương Tây khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này sụt giảm. 
Cũng tại châu Á, hôm qua, những đồn đoán cho rằng Tokyo sẽ lại can thiệp vào thị trường ngoại hối đã gia tăng, sau khi các quan chức của Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã có cuộc họp thảo luận về đà tăng giá của đồng Yên. 
Các nhà kinh tế cảnh báo nếu đồng Yên vẫn tiếp tục giữ ở mức cao kỷ lục so với đồng USD, điều đó sẽ tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu và đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản có thể sẽ chậm lại. Hôm qua, chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật xuống thấp nhất kể từ ngày 15/3.
 
Theo Vneconomy

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Lạm phát Việt Nam cao nhất châu Á



* Đề nghị làm rõ chất lượng bộ máy điều hành
TT - Bàn về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng lạm phát ở VN đang cao nhất châu Á, nhì thế giới. Trong khi đó, các đại biểu Quốc hội khác cũng đề nghị làm rõ chất lượng bộ máy điều hành.
Sáng 4-8, Quốc hội (QH) họp ở tổ bàn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáu tháng đầu năm 2011. Nhiều đại biểu đã đề nghị làm rõ trách nhiệm và chất lượng bộ máy khi để những chỉ số vĩ mô không đúng mục tiêu.
Điều hành họp tổ ở đoàn đại biểu QH Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị (ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội) đề nghị làm rõ tại sao lạm phát của VN cao đến bất ngờ so với thế giới.
Theo ông Nghị, lạm phát ở VN đang ở mức nhất châu Á, nhì thế giới, chỉ sau Venezuela.
Ông Phạm Quang Nghị - Ảnh: V.V.Thành
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Tiền tệ là nhân tố tác động đến lạm phát, do đó chính sách tiền tệ cần chặt chẽ và thận trọng - Ảnh: Việt Dũng. Biểu đồ chỉ tiêu lạm phát năm 2011 qua các lần điều chỉnh và lạm phát thực tế trong bảy tháng đầu năm 2011 - Đồ họa: NHƯ KHANH
Thực hiện “có vấn đề”
Ông Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nêu số liệu cụ thể trung bình suốt năm năm vừa qua lạm phát của VN ở mức hai con số, so với cuối năm 2010 thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2011 tăng 14,61% và tăng 22,16% nếu so với cùng kỳ năm trước. Trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Indonesia 5,5%, Philippines 4,7%... Ông Ngân cho rằng: “Tiền tệ là nhân tố tác động đến lạm phát, do đó chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng là đúng hướng, vấn đề là bố trí nguồn tiền đi đúng hướng vào sản xuất kinh doanh”.
Bà Bùi Thị An (Hà Nội) phản ảnh việc kiềm chế lạm phát đúng về chủ trương nhưng quá trình thực hiện “có vấn đề” nên hiệu quả chưa thật tốt. Việc cắt giảm, đình hoãn đầu tư công chưa thật sự hiệu quả. Việc tăng giá hiện nay rất bức xúc nhưng theo bà An, các đội quản lý thị trường không kiểm tra tại các nơi bán lẻ thật sự và kiểm tra không thường xuyên. Bà An đề nghị phải kiểm soát giá từ gốc là khâu nhập khẩu, khâu sản xuất.
Ông Lê Thanh Hải (ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM) nêu vấn đề nghị quyết Đại hội XI của Đảng đặt ra công việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nhưng ở đây chưa có giải pháp nào rõ trong khi thời gian qua rất nhanh. Ông Hải đề cập một giải pháp là dành khoản tiền để ưu đãi đầu tư phù hợp với hội nhập quốc tế, cụ thể như bù lãi suất cho các ngành công nghiệp cần thiết phát triển, ví dụ như công nghiệp phụ trợ. Đồng thời phải có chính sách đủ mạnh để thu hút chất xám và công nghệ cao.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải thảo luận tại tổ Ảnh: V.D.
Chế tài các ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng Chính phủ đã có cố gắng trong điều hành chống lạm phát nhưng khó khăn vẫn hiển hiện, nhất là lãi suất. Trả lời câu hỏi “lãi suất cao thế thì ai vay?”, là chủ tịch Tập đoàn Đầu tư phát triển VN, bà Hường khẳng định: “Cao thế tôi cũng không dám vay”. Theo bà Hường, khu vực ngân hàng cần minh bạch nhất nhưng hiện nay tính minh bạch đã bị phá vỡ do kiểu lãi suất thỏa thuận ngầm.
Bà Võ Thị Dung (đại biểu Quốc hội TP.HCM):
Cần có thông điệp về biển Đông
Về tình hình biển Đông, các vị lãnh đạo cấp cao của chúng ta đã có thông điệp nhưng cần có giải pháp cụ thể vì đây là vấn đề thiêng liêng. Nhân dân mong muốn hành động quyết liệt hơn nữa. Trong kỳ họp này, nghị quyết của Quốc hội cần có thông điệp về vấn đề này để khẳng định niềm tin trong nhân dân và để có sự đồng thuận.
Ông Trần Hoàng Ngân nói Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về trần lãi suất huy động 14% nhưng nhiều ngân hàng thương mại vi phạm, do vậy “mong rằng tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra và có chế tài theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu lãi suất huy động kéo về 14% thì lãi suất cho vay 17-18% là hợp lý”.
Đại biểu Phạm Huy Hùng, chủ tịch Ngân hàng TMCP Công thương, khẳng định đang có lo ngại đổ vỡ thị trường bất động sản và điều này sẽ tác động dây chuyền đến ngân hàng. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng nợ bất động sản quá lớn và đang nằm “chết” một thời gian dài, như vậy Chính phủ cần nhìn thẳng vào vấn đề này để có giải pháp.
Xem lại chất lượng bộ máy
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền, phó chủ nhiệm ủy ban Tư pháp, nhấn mạnh tình hình kinh tế - xã hội hiện nay đang phản ánh chất lượng bộ máy nhà nước điều hành nó.
Ông Quyền cho rằng vấn đề chất lượng bộ máy phải được báo cáo đánh giá hằng năm một cách nghiêm túc cùng với các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội. “Chính phủ đã tổng kết đánh giá nhiệm kỳ, chỉ ra nhiều căn bệnh của nền hành chính. Nhưng làm gì để xử lý thì báo cáo kinh tế - xã hội không thấy nêu” - ông Quyền trăn trở.
Liên tiếp đặt câu hỏi “có chỉ thị về lãi suất nhưng lãi suất đi đêm vẫn diễn ra mà chả có biện pháp gì. Điều hành vĩ mô như thế là thế nào?”, ông Quyền cho biết: “Rất buồn vì những căn bệnh hành chính chưa được sửa đang ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội”. Ông Quyền đề nghị cần đánh giá nghiêm túc bộ máy điều hành kinh tế - xã hội, nhất là điều hành kinh tế vĩ mô.
Đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) cho rằng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ vẫn cần phân tích sâu hơn nguyên nhân của những tồn tại. Tăng chỉ số giá tiêu dùng là tồn tại lớn nhất, ảnh hưởng tới đời sống người dân nên cần đặc biệt phân tích sâu hơn. Bà Hường đề nghị thời gian tới Chính phủ cần quan tâm hơn đến đời sống người dân: “Ta còn 3 triệu hộ nghèo, con số này sẽ tăng với tình hình hiện nay”. Đồng thời phải xem lại các quỹ bình ổn giá vì “không hiểu nó có thực bình ổn giá được không mà đôi khi sử dụng quỹ rồi nhưng giá ở nơi bình ổn còn cao hơn bên ngoài”. Theo bà Hường, phải hỗ trợ sản xuất để giảm giá thành đầu vào chứ quỹ bình ổn giá chỉ ở phần ngọn.
Phải có luật về quản lý các tập đoàn
Vẫn trăn trở sau vụ Vinashin vì cho thấy có lỗ hổng lớn về khung pháp lý, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng hiện đang trong giai đoạn thí điểm lập các tập đoàn nên khung pháp lý rất lỏng, không phải do QH quy định. “Đã thí điểm năm năm, đã đến lúc phải xem xét được gì, mất gì. Phải có luật điều chỉnh chứ không thể thí điểm mãi” - ông Quyền nói vì khẳng định “đã nhận được thông tin từ ủy ban Kiểm tra trung ương cho thấy ngay trong những tập đoàn như Dầu khí, Điện lực cũng có những đơn vị thành viên có triệu chứng như Vinashin”.
CẦM VĂN KÌNH - VÕ VĂN THÀNH
Ông Trần Thanh Hải (phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP.HCM):
Đề nghị miễn thuế cho công nhân đến hết năm 2012
Các giải pháp về thuế, trong đó có việc miễn thuế thu nhập cá nhân, như tờ trình của Chính phủ là cần thiết, nhưng chúng tôi vẫn hết sức băn khoăn vì việc miễn thuế thu nhập cá nhân cho đối tượng có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh chỉ dự kiến được thực hiện từ ngày 1-8-2011 đến 31-12-2011, nghĩa là trong hai quý cuối năm. Trong khi đó theo lộ trình xây dựng luật pháp, đến cuối năm 2012 mới xem xét điều chỉnh Luật thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy nếu các giải pháp về thuế được thông qua thì công nhân chỉ được miễn thuế từ nay đến hết năm 2011 và tiếp tục phải đóng thuế trong cả năm 2012. Chúng tôi đề nghị nên áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân cho công nhân trong cả năm 2012.
Tuổi trẻ Online

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

9 kênh đầu tư an toàn nếu Mỹ vỡ nợ

Với cuộc đàm phán trần nợ của Washington vẫn trong thế bế tắc, ít ai dám chắc nước Mỹ sẽ không vỡ nợ công. Nếu điều này xảy ra, thị trường tài chính toàn cầu có thể chao đảo và các tài sản Mỹ như đồng USD và trái phiếu kho bạc sẽ rớt giá thảm hại.

Hạn chót 2/8 cho các nhà làm luật Mỹ đạt thỏa thuận nâng trần nợ công đang tới gần, trang tin Business Insider đã điểm qua 9 kênh đầu tư an toàn để đề phòng kịch bản không ai muốn này.

1. Vàng
Giá vàng quốc tế thời gian này đang ở mức cao kỷ lục, nhưng vẫn được xem là “chuẩn mực vàng” của hoạt động đầu tư an toàn. Nếu Mỹ vỡ nợ, toàn bộ những tài sản “giấy” như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu… sẽ bốc hơi giá trị chóng mặt. Giới đầu tư khi đó sẽ càng khát vàng, loại tài sản đã được cả thế giới dùng để cất trữ giá trị suốt hàng ngàn năm qua.

2. Đồng Franc Thụy Sỹ
Tương tự như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ cũng đang ở mức tỷ giá gần cao nhất mọi thời đại. Thụy Sỹ là quốc gia có nền tài khóa lành mạnh, được điều hành bởi những chính trị gia đáng tin cậy. Hệ thống ngân hàng của nước này cũng hùng mạnh và tương đối độc lập với châu Âu. Sự ổn định tài khóa là một niềm tự hào của Thụy Sỹ, đồng thời cũng nhờ đó mà các nhà băng nước này thu hút được những dòng vốn khổng lồ từ phần còn lại của châu Âu đổ vào.

3. Đồng Krone Na Uy
Na Uy thậm chí còn được coi là một “ốc đảo” bình yên hơn cả Thụy Sỹ trong bối cảnh nhiều quốc gia khác ở châu Âu quay cuồng với khủng hoảng nợ. Thế mạnh của Na Uy là cán cân tài khóa lành mạnh, ngoài ra nước này được ưu đãi một nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào.

4. Đồng Yên Nhật
Từ lâu, cả đồng Yên và trái phiếu kho bạc Nhật luôn được giới đầu tư đánh giá cao. Nhật Bản có thặng dư thương mại lớn, hệ thống ngân hàng lại không có ràng buộc quá chặt chẽ với Mỹ. Thêm vào đó, hệ thống chính trị của Nhật không cho phép các nhà lãnh đạo nước này có những động thái mà Business Insider bình luận là mang tính “tự công phá” như ở Mỹ.

5. Đồng Real Brazil

Brazil là một nền kinh tế mạnh nữa có độ độc lập tương đối so với các nền kinh tế khác.

6. Đôla Singapore
Với triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của các nền kinh tế châu Á, đồng đôla Singapore đã trở thành một “tài sản phải có” trong danh mục của giới đầu tư quốc tế. Kinh tế Singapore có nhiều điểm tương đồng với Thụy Sỹ, khi mà quốc gia này đang phấn đấu trở thành một trung tâm của lĩnh vực ngân hàng phục vụ tư nhân, thu hút một lượng tài sản lớn đổ vào.

7. Đất nông nghiệp
Giới đầu tư Mỹ đã đổ xô mua đất nông nghiệp, và nếu trên thế giới xảy ra bất ổn, chẳng hạn chiến tranh, giá tài sản này sẽ tăng bùng nổ. Một số nhà đầu tư lớn như Barton M. Biggs thuộc quỹ đầu cơ Traxis Partners hay Marc Faber đều khuyến nghị mua đất nông nghiệp trong bối cảnh kinh tế bấp bênh.

8. Bạc
Bạc được coi là “vàng” của người nghèo. Vừa qua, bạc cũng đã có một đợt tăng giá mạnh trước khi hạ nhiệt hồi tháng 5. Khi kinh tế ổn định, bạc thậm chí còn có lợi thế hơn vàng, vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

9. Đô la Canada
Đồng tiền này giống như một “con dao hai lưỡi”. Một mặt, nền kinh tế Canada có quan hệ mật thiết với kinh tế Mỹ, nên kinh tế Mỹ có vấn đề thì kinh tế Canada và đồng tiền của nước này cũng “mệt” theo. Nhưng mặt khác, Canada có nền tài khóa và hệ thống nhà băng lành mạnh, đồng thời cũng là một quốc gia giàu tài nguyên.

Theo VnEconomy

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Nhà phố giá rẻ

Nhà phố dưới 2 tỷ Quận Phú Nhuận

Nhà sổ hồng chính chủ, ngay khu dân cư an ninh, yên tĩnh, tiện ích công cộng đầy đủ trong vòng bán kính 1000 mét như: gần trường Mầm Non Sơn Ca, Siêu thị Coopmart Rạch Miễu, Coopmart Đinh Tiên Hoàng, chợ nhỏ (300m), Chợ Vạn Kiếp(900m), Chợ Bà Chiểu (1km) , Công Viên Phú Nhuận(400m), BV Gia Định(1km), BV Columbia(1km), BV Bình Thạnh(1km), trường Cao Đẳng Quốc Tế Việt Mỹ VATC(400m), trường Tiểu Học Quốc Tế Việt Úc(900m), Trường Ngoại Ngữ Không Gian, Ngoại Ngữ Dương Minh. Hẻm thông ra các đường Phan Xích Long(PNhuận), Phan Đăng Lưu(PN), Vạn Kiếp, Đinh Tiên Hoàng(BThạnh), Phùng V Cung(PN), Thích Quảng Đức(PN), Nguyễn V Đậu, Trần Quang Khải(Q1), chợ Tân Định(Q1), Hai Bà Trưng(Q1), Phan Đình Phùng(PN). Đi lại cực kỳ thuận tiện, vị trí vàng kết nối Q1, PN, BT cực kỳ thuận tiện, ngay giữa khu tam giác 3 quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Q1. GIÁ CHỈ 1 TỶ 980TR
Liên hệ: anh Thái 0902 994 689, hoặc anh Quốc : 098 333 2589
Click vào xem hình lớn

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Nhà Đất Sài Gòn 24/7 nhadatsaigon247.vn: Thị trường địa ốc: 4 kịch bản, 3 lựa chọn

Nhà Đất Sài Gòn 24/7 nhadatsaigon247.vn: Thị trường địa ốc: 4 kịch bản, 3 lựa chọn

Thị trường địa ốc: 4 kịch bản, 3 lựa chọn

(VEF.VN) - Do đến nay đã có sự xuất hiện manh nha của yếu tố chính sách, kịch bản suy thoái lâu dài và kịch bản "vỡ nợ" thị trường BĐS là khó có thể xảy ra, nếu có xảy ra thì chỉ đối với kịch bản suy thoái và xác suất của kịch bản này cũng chỉ chiếm khoảng 20-30%.
Tạm loại trừ hai kịch bản đổ dốc
Đã bước vào nửa cuối của tháng 7/2011, tức đỉnh con sóng bất động sản (BĐS) ở Hà Nội đã trôi qua được đúng 4 tháng, ở Đà Nẵng hơn 2 tháng, còn toàn bộ thị trường BĐS khu vực phía Nam vẫn bất động.
Nếu nhìn trên bình diện tổng thể các kênh dẫn tiền thì trong 4 tháng qua, chỉ có mỗi vàng là kênh duy nhất có sóng, còn lại các kênh đầu tư khác như ngoại tệ, BĐS và chứng khoán đều lặng tăm. Riêng với thị trường chứng khoán, từ "lặng tăm" vẫn còn là quá an ủi, bởi đây lại là thị trường tệ nhất trong tất cả các phân khúc thị trường từ hơn một năm qua.
Kênh đầu tư tệ thứ hai, sau chứng khoán, dĩ nhiên là BĐS. Tại cuộc hội thảo về chính sách tài chính cho thị trường BĐS vào cuối tháng 6/2011 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ Trần Kim Chung - Trưởng ban nghiên cứu chính sách đầu tư (Viện nghiên cứu Kinh tế TƯ) đã phác thảo 3 kịch bản cho thị trường BĐS trong 6 tháng cuối năm 2011.
Những gì mà chúng ta đã chứng kiến trong quý I và nửa quý II năm nay rõ ràng là ứng với kịch bản đầu tiên của TS. Chung, tức "Chính sách không thay đổi, thị trường suy yếu". Theo đó, nếu không có gì thay đổi về chính sách, tình hình kinh tế trong nước và thế giới không có biến động, thị trường sẽ suy yếu dần và không có cơ hội phục hồi do thị trường BĐS không có nguồn vốn bổ sung trong khi lãi vay ngân hàng quá lớn nên không thể phục hồi được.
Gần đây, có chuyên gia của một hãng tư vấn BĐS dự đoán là cứ với không khí này thỉ phải đến 3 năm nữa thị trường BĐS mới lập đáy. Chuyên gia này không nói rõ là thị trường BĐS thuộc khu vực nào (Hà Nội hay TP.HCM, phía Bắc hay phía Nam), nhưng cứ căn cứ vào thực tế đã diễn ra thì thị trường BĐS Hà Nội hiện đang có nhiều đặc điểm nhất để phù hợp với thời hạn 3 năm như thế.
Phản ứng với yếu tố chính sách, thị trường BĐS có thể biểu hiện hai xu hướng: hoặc phục hồi từ từ hoặc bật dậy nhanh chóng (ảnh laodong).
Trong khi đó, thị trường BĐS TP.HCM, vốn đã nằm im ba năm rưỡi nay, nếu kéo tiếp 3 năm nữa thì không còn gọi là suy thoái mà nên coi là khủng hoảng mới đúng.
Cho tới giữa tháng 5/2011, thị trường BĐS không còn được xem là "suy yếu", mà hàng loạt tiếng kêu la xen lẫn tâm trạng hoảng hốt của nhiều doanh nghiệp BĐS càng làm cho nhà đầu tư địa ốc tưởng đâu mình đang bị biến thành nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Tình hình khi đó bị xem là vô vọng và đe dọa đến tính tồn vong của ít nhất 30% số doanh nghiệp BĐS. Mặc dù chưa có con số thống kê tạm thời hay chính thức nào công bố về sự phá sản của một số doanh nghiệp BĐS nào đó, nhưng chắc chắn sự nguy kịch là có thật.
Cho tới nay, đã bắt đầu có một vài công bố sơ bộ về chuyện chưa có doanh nghiệp BĐS nào bị phá sản trong thời gian qua. Nhưng đó là chuyện của hiện nay, hay nói chính xác là từ cuối tháng 5/2011 đến nay, khi yếu tố chính sách bắt đầu manh nha xuất hiện trong nghị quyết tháng 5/2011 của Chính phủ giao cho các Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề xuất các biện pháp bình ổn hai thị trường BĐS và thị trường chứng khoán.
Nếu không có sự xuất hiện của yếu tố chính sách như một "cứu tinh" kịp thời, hầu như chắc chắn thị trường BĐS sẽ rơi vào kịch bản thứ hai của TS. Chung về "Lãi suất cao, doanh nghiệp phá sản, thị trường khó khăn". Theo đó, nếu chính sách không thay đổi (duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tiếp tục cắt giảm đầu tư công, lạm phát tiếp tục giữ ở mức cao trên 15%, thậm chí xấp xỉ 20%), thị trường BĐS sẽ lâm vào tình trạng khó khăn toàn diện, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ phải thanh lý các dự án đầu tư (dựa vào vốn vay từ ngân hàng). Thậm chí, tình trạng phá sản có thể xảy ra đối với những dự án những doanh nghiệp, những nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Nếu kịch bản thứ hai xảy ra, không cần phải chờ đến cuối năm nay hay sang năm 2012, mà ngay lập tức các ngân hàng đã phải chạy đôn đáo siết nợ của các chủ doanh nghiệp BĐS. Hậu quả lập tức bùng nổ, ít nhất một nửa số "người giàu" sẽ chết đứng trên đống tài sản ngồn ngộn không tiêu thụ được của mình.
Thế mới biết là doanh nghiệp BĐS bề ngoài thì nhiều dự án và vô khối tài sản, nhưng thực chất lại là con nợ của "ông chủ" ngân  hàng. Bằng chứng là ngay vào thời kỳ khó khăn nhất năm 2008 và từ đầu năm 2011 đến nay, khi phần lớn doanh nghiệp BĐS và công ty chứng khoán đều lao đao, một số kề cận bờ vực phá sản, thì đa số các ngân hàng vẫn bình yên như không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng sự tồn tại của hệ thống ngân hàng trong kịch bản thứ hai cũng chỉ là nhất thời. Hiệu ứng domino vốn đã bắt đầu từ quan hệ vay vốn, bảo lãnh mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp BĐS, cũng sẽ diễn ra trong dây chuyền vỡ nợ và phá sản. Nếu trường hợp này xảy ra cùng hàng loạt doanh nghiệp BĐS không làm cách nào để bán được hàng trả nợ, đến lượt nhiều ngân hàng cũng không thu nợ được, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp BĐS chết trước, ngân hàng chết sau - một hiệu ứng của thảm cảnh chết chùm. Tất cả có lẽ sẽ trở thành tai họa dây chuyền diễn ra trong liên tục 2 năm 2012-2013.
Nhưng ơn trời, hình như kịch bản thứ ba của TS. Chung bắt đầu ứng nghiệm: "Chính sách thay đổi, thị trường có xung lực mới". Ngay hiện thời thì chưa biết xung lực ở đâu ra, khi lạm phát và lãi suất vẫn còn khá cao. Nhưng mối quan tâm của Chính phủ về tình thế nguy cấp của thị trường BĐS thì đã rõ ràng.
Vào giữa tháng 5/2011, khi cơn bạo bệnh của thị trường BĐS trở nên nguy kịch nhất thì một lượng tiền 70.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng nhà nước rót cho một số ngân hàng cấp dưới thông qua kênh tái cấp vốn. Cũng từ đó đến nay, rõ ràng là mặt bằng lãi suất đã được kéo xuống, tuy chưa đủ lạc quan nhưng cũng đã chớm chút hy vọng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lựa chọn kịch bản phục hồi nào?
Cần lưu ý, 3 kịch bản của TS. Trần Kim Chung mà bài viết này tham dẫn đều căn cứ vào biến số chủ yếu là chính sách của nhà nước về thị trường BĐS. Trong cách nhìn nhận của chúng tôi về thực tế tình hình hiện nay, yếu tố này chiếm đến 90% tầm quan trọng đối với sự phục hồi của thị trường.
Hiện thời, nguồn tiền trong dân không thể coi là thiếu. Từ cuối năm 2010 đến nay, giá vàng tăng phi mã nhưng chỉ giảm nhỏ giọt, cho thấy giá vàng trong nước không chỉ được nâng đỡ bởi đà tăng của giá vàng thế giới, mà còn được nguồn tiền dân cư bổ trợ. Cũng từ đầu năm 2010 đến nay, có khoảng 20.000 tỷ đồng được rút ra khỏi thị trường chứng khoán, có thể một phần lớn trong số đó thuộc về những tổ chức và nhóm đầu cơ lớn.
Về hàng hóa, trừ thị trường BĐS Hà Nội và Đà Nẵng vẫn còn trong tình trạng giá trên trời đối với các phân khúc đất nền và căn hộ trung - cao cấp, còn tại thị trường BĐS TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, sau cuộc khủng hoảng năm 2008, cho tới nay thời gian điều chỉnh giảm đã kéo dài ba năm rưỡi và mức giá chung đã lập đáy tạm thời.
Riêng với phân khúc căn hộ trung cấp có mức giá 12-13 triệu đồng/m2 thì có thể nói là đã gần như về sát giá thành và không thể giảm hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, giá vàng và giá vật liệu xây dựng đã tăng vọt.
Tất nhiên, dù đã giảm về đáy tạm thời, nhưng nếu nền kinh tế trong nước và cả thế giới rơi vào kịch bản xấu, đáy tạm thời của thị trường BĐS khu vực phía Nam sẽ tiếp tục bị phá vỡ và giá BĐS tiếp tục suy giảm trên con đường tìm đáy mới. Kịch bản đó ứng với một thời gian suy thoái lâu dài 2-3 năm, thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng với các điều kiện về nguồn tiền và giá nhà đất như hiện nay, yếu tố chính sách lại trở nên cần thiết đến mức đó có thể là kích thích tố vực dậy toàn bộ thị trường BĐS.
Do đến nay đã có sự xuất hiện manh nha của yếu tố chính sách, chúng tôi cho rằng kịch bản suy thoái lâu dài và kịch bản "vỡ nợ" thị trường BĐS là khó xảy ra, nếu có xảy ra thì chỉ đối với kịch bản suy thoái và xác suất của kịch bản này cũng chỉ chiếm khoảng 20-30%.
70-80% xác suất còn lại sẽ thuộc về kịch bản lạc quan nhất: thị trường BĐS phục hồi. Yếu tố chính sách hiện ra càng rõ, khả năng phục hồi càng lớn.
Hiện nay, những bộ ngành liên quan đang bàn đến một số vấn đề then chốt của thị trường như các hình thức quỹ BĐS, lãi suất, nguồn vốn cho BĐS... Tuy nhiên, đó mới chỉ là phép thử đối với thị trường, bởi thị trường BĐS như một bệnh nhân trên giường bệnh lâu ngày, nay muốn vận động đi lại tất có nhiều khó khăn. Vì thế, phản ứng với yếu tố chính sách, thị trường có thể biểu hiện hai xu hướng: hoặc phục hồi từ từ với tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn, hoặc bật dậy nhanh chóng.
Chắc chắn nhiều chuyên gia phân tích, doanh nghiệp BĐS và cả người dân đều nghiêng về khả năng thị trường BĐS, nếu có phục hồi, sẽ diễn ra từ tốn và có thể phải sang năm 2012 thị trường mới tạo được những đợt tăng trưởng khá mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn lại lịch sử thị trường BĐS và so sánh với lịch sử của thị trường chứng khoán thì chúng ta thấy hai thị trường này đều luôn có thể bật mạnh nếu xuất hiện yếu tố đột biến.
Do vậy, ngoài 3 kịch bản mà TS. Trần Kim Chung nêu ra, có lẽ chúng ta cần suy nghĩ đến một kịch bản thứ tư là khả năng phục hồi từ từ dẫn đến phục hồi mạnh của thị trường, không phải sang năm 2012 mới diễn ra mà có thể diễn ra ngay trong cuối năm 2011 này. Tất nhiên, kịch bản này chỉ xảy ra khi xuất hiện yếu tố đột biến tác động vào thị trường.
Vậy yếu tố đột biến đó là cái gì và có thể xuất hiện vào thời điểm nào?

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Căn hộ Sacomreal Hùng Vương - Cao ốc Sacomreal Hùng Vương


Lọai hình : Dự án

Địa điểm : Q.6 - TP. Hồ Chí Minh

Chủ đầu tư : Sacomreal

Nhà phân phối chính thức: Đại lý Sacomreal-s , Liên hệ đặt chỗ: 0902.994.689
Hạnh phúc vững bền - Thành công tiếp bước 
Logo du an Sacomreal Hung Vuong
 Khu căn hộ Sacomreal Hùng Vương là Khu liên hợp nhà ở - văn phòng được đầu tư nhằm cung cấp khu văn phòng với môi trường làm việc khang trang và thuận tiện cho việc giao dịch của Ngân hàng Sacombank. Ngoài ra, dự án còn phục vụ nhu cầu nhà ở cho Cán bộ nhân viên trong Tập đoàn Sacombank với môi trường sống chất lượng, hiện đại và hoàn hảo.
Với tổng mức đầu tư khoảng 253 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên diện tích 2,168 m2, gồm 2 tầng hầm, 5 tầng thương mại dịch vụ, và các tầng căn hộ với tổng số căn hộ cung cấp cho thị trường là 125 căn và 3.200 m2 sàn diện tích văn phòng.
Khu căn hộ Sacomreal Hùng Vương được xây dựng nhằm đem lại một cuộc sống chất lượng, hiện đại và hoàn hảo cho cư dân nơi đây. Bên cạnh đó, đây còn là một công trình có kiến trúc độc đáo, hiện đại, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Sacomreal cũng như Tập đoàn Sacombank trong thời đại mới.
Dự kiến thời điểm khởi công vào cuối năm 2010 và hoàn thành vào quý I/2013
Chủ đầu tư: Công Ty CP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal).

>> Sacomreal đầu tư dự án Khu căn hộ Sacomreal Hùng Vương

Sơ đồ vị trí
Tòa nhà tọa lạc tại 57 Kinh Dương Vương (số cũ 415 Hùng Vương), Phường 12, Quận 6, TP. HCM do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal làm chủ đầu tư.
Liên kết vùng:
+ Cao ốc Sacomreal Hùng Vương có được lợi thế: giáp 2 mặt tiền đường Hùng Vương (40m) và đường số 13 (12m).
+ Đường Hùng Vương là trục đường chính nối liền quận 5, quận 6 và về các tỉnh miền Tây.

Ban do vi tri du an Can Ho Sacomreal Hung Vuong
Liên kết vùng - Click vào xem bản đồ lớn
Bạn muốn đầu tư vào căn hộ này!!! Bạn muốn hỏi thêm chi tiết dự án!!!
Hãy gọi ngay Thái - Phòng KD Sàn BĐS Sacomreal-s
Địa chỉ: 41-43 Trần Cao Vân, Tầng 1 Master Building, Q.3, TP.HCM
Mobile: 0902.994.689


Can Ho Sacomreal Hung Vuong nhin tu google earth

Liên kết vùng nhìn từ Google Earth
Phoi canh du an
Phối cảnh dự án
Tiện ích
Cao ốc Sacomreal Hùng Vương  nằm trên tuyến đường huyết mạch từ TP. HCM đi các tỉnh miền Tây, cách vòng xoay Phú Lâm 300m, dễ dàng đi đến các quận nội thành trong thành phố và các tiện ích sẵn có trong khu vực như: Chợ Phú Lâm, Công viên Phú Lâm, Bến xe miền Tây, Công viên nước Đầm sen, Chợ Bình Tây, Bệnh viện chợ Rẫy, Sân vận động Phú Thọ, hệ thống đường sắt đô thị (Metro) theo tuyến 3A (Hùng Vương – Kinh Dương Vương)…
Tiện ích nội khu:
+ Gần Công viên Phú Lâm
+ Co-op Mart Phú Lâm
+ Trường tiểu học Phú Lâm, Trường PTHH Mạc Đĩnh Chi
+ Nhà thờ Hiển Linh
+ Bệnh viện quận 6
Thông số dự án
Quy mô dự án:
+ Diện tích khuôn viên: 2,137 m2
+ Diện tích xây dựng: 963 m2
+ Diện tích cây xanh: 428 m2;
+ Diện tích sân đường nội bộ: 620 m2
+ Diện tích bãi xe: 68 m2;
+ Mật độ xây dựng: 45,1%
+ Tổng DT sàn XD căn hộ: 9.581 m2
+ Số tầng (khu văn phòng): 10 tầng
+ Số tầng (khu chung cư): 21 tầng
+ Tổng số căn hộ: 125 căn (121 căn hộ thường & 4 căn penthouse)
+ Diện tích căn hộ: từ 49, m2 – 116m2 (penthouse từ 184.3m2 – 211.4m2)

Các loại căn hộ:
+ Căn hộ loại A: 1 phòng ngủ (48.47-48.57 m2)
+ Căn hộ loại B: 2 phòng ngủ (61.24–79.08 m2)
+ Căn hộ loại C: 3 phòng ngủ (108.91-115.2 m2)
+ Căn hộ Penthouse: 3 phòng ngủ (180.46-217 m2)


Mặt bằng căn hộ mẫu, phối cảnh nội thất căn hộ

Phoi canh phong ngu Can ho Sacomreal Hung Vuong

Phối cảnh phòng ngủ
Can ho Sacomreal Hung Vuong - Phoi canh phong an
Phối cảnh phòng ăn
Can ho Sacomreal Hung Vuong - Phoi canh phong khach
Phối cảnh phòng khách

Phương thức thanh toán:


STT Đợt Mô tả Số tiền Tiến độ xây dựng
1. Giữ chỗ  30.000.000 VNĐ
2. Ký HĐ đặt cọc 20%, bao gồm tiền giữ chỗ Đã khởi công xây dựng
3. Đợt 1 Ngay khi ký HĐ mua 10% 11/2011 Xong phần móng và sàn tầng hầm
4. Đợt 2 Ba tháng sau đợt 1 8%  2/2012 Đổ xong bê tông sàn Lầu 8
5. Đợt 3 Ba tháng sau đợt 2 8%  5/2012 Đổ xong bê tông sàn Lầu 16
6. Đợt 4 Ba tháng sau đợt 3 8%  8/2012 Hoàn tất phần Khung BTCT, xây tô thô đến Lầu 12
7. Đợt 5 Ba tháng sau đợt4 8%  11/1012 Hoàn tất xây thô, đang hoàn thiện nội thất từng Căn hộ
8. Đợt 6 Ba tháng sau đợt 5 8%  2/2013 Nghiệm thu và chuẩn bị bàn giao căn hộ
9. Đợt 7 Hai tháng sau đợt 6 25% + 2% Phí bảo trì 3/2013-6/2013 Khách hàng nhận và tiến hành dặm vá, vệ sinh theo yêu cầu KH
10. Đợt 8 Làm thủ tục cấp GCNCQ 5%  Làm thủ tục cấp Chủ quyền Căn hộ
TỔNG CỘNG: 102%  
 

Bạn muốn đầu tư vào căn hộ này!!! Bạn muốn hỏi thêm chi tiết dự án!!!
Hãy gọi ngay Thái - Phòng KD Sàn BĐS Sacomreal-s
Địa chỉ: 41-43 Trần Cao Vân, Tầng 1 Master Building, Q.3, TP.HCM
Mobile: 0902.994.689
Website:
http://nhadatsaigon247.vn

Khu căn hộ cao cấp ven sông Belleza

Belleza Apartment - Vẻ đẹp của sự ngẫu hứng

Lọai hình : Biệt thự
Địa điểm : Q.7 - TP. Hồ Chí Minh
Dự án Belleza tọa lạc tại trung tâm hành chính Q.7, liền kề khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng bởi các trục đường Nguyễn Lương Bằng hoặc Hùynh Tấn Phát, kết nối thuận tiện với Q.2, Q.9 bởi cầu Phú Mỹ.
Căn hộ cao cấp Belleza
Phối cảnh dự án Khu căn hộ Belleza
Anh chị muốn đầu tư vào căn hộ này!!! Anh chị hỏi thêm chi tiết dự án!!!
Hãy gọi ngay Thái - Phòng KD Sàn BĐS Sacomreal-s
Mobile: 0902.994.689

Nét thiết kế kết hợp hài hòa cả hai phong cách Á và Âu tạo nên một công trình kiến trúc thật độc đáo bên bờ sông. Belleza gồm sáu block E23, E25, E27, D23, D25, D27 chiều cao từ 23 đến 27 tầng, được thiết kế theo kiến trúc giật tầng bậc thấp dần có độ cao thấp khác nhau hình thành nên những khu vườn treo trong không gian giúp phá tan cảm giác về một khối bê tông đồ sộ và tạo góc nhìn thông thoáng cho mỗi căn hộ. Với 5 loại căn hộ (92,1 – 189,98m2) được thiết kế linh hoạt, khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa cho mình một không gian sống lý tưởng tại Belleza

Căn hộ cao cấp Belleza

Đồng thời, dự án Khu căn hộ Belleza được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Nhà Bè, sông Rạch Dơi, sông Phú Xuân giúp tạo ra không khí mát mẻ, trong lành và không gian thoáng đãng. Tất cả căn hộ đều có tầm nhìn thông thoáng ra sông và đặc biệt bên kia sông là sân golf tuyệt đẹp.
Belleza là nơi chấp cánh cho một cuộc sống hòan hảo đầy đủ các dịch vụ tiện ích sang trọng: hồ bơi, vườn chơi trẻ em, vườn barbecue, công viên nội khu, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trung tâm thương mại, nhà hàng, khu tập thể dục, spa, massage, khu sinh họat cộng đồng, Dịch vụ bảo vệ 24/24, bãi đổ xe. Ngoài ra quý khách hàng còn có thể sử dụng các cơ sở vật chất khác lân cận dự án như:Bệnh viện FV, Viện tim Tâm Đức, Đại học RMIT
Căn hộ cao cấp Belleza 
Tổng quan dự án
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) & CIQ4
  • Quy mô: 2,7 ha, 7 block và 3 khu
  • Số tầng: 23 - 27 tầng
  • Diện tích xây dựng: 195.433,9m2 
  • Mật độ xây dựng: 42,5%
  • Tổng cộng: 944 căn hộ
Giao thông
1. Từ hướng Q1 – Q4 (25 phút đến trung tâm Q1)
Cầu Ông Lãnh->Cầu Kênh Tẻ -> trục Bắc Nam -> Đại lộ 
Nguyễn Văn Linh-> Nguyễn Lương Bằng-> Cầu Ông Đội -> Huỳnh Tấn Phát
2. Từ Quận 2, Q9
Cầu Phú Mỹ -> Nguyễn Văn Qùy -> Huỳnh Tấn Phát -> 
Phạm Hữu Lầu ( cách Phú Mỹ Hưng 1km)
Chủ đầu tư: 
CTY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMREAL)
278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM

Căn hộ cao cấp Belleza
Căn hộ cao cấp Belleza
  Chính thức mở bán Block cuối cùng dự án Khu căn hộ cao cấp Belleza: Block D27, giá hấp dẫn và chiết khấu cao đến 7%

Thanh toán:


STT Đợt Mô tả % Số tiền
1. Đặc cọc Đặt cọc 100.000.000 VNĐ
2. Đợt 1 Ký HĐMB trong vòng 30 ngày kể từ ngày đặt cọc 20% 
3. Đợt 2 02 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 5% 
4. Đợt 3 04 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 5% 
5. Đợt 4 06 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 5% 
6. Đợt 5 08 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 5% 
7. Đợt 6 11 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 5% 
8. Đợt 7 14 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 5% 
9. Đợt 8 17 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 10% 
10. Đợt 9 20 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 10% 
11. Đợt 10 Bàn giao nhà(dự kiến QIII/2012) 25% 
12. Đợt 11 Phí Bảo trì 2% 
13. Đợt 12 Giấy chứng nhận chủ quyền 5% 
TỔNG CỘNG: 102%    

Xem bản đồ lớn

Các tin liên quan đến dự án:
>>Cập nhật hình ảnh dự án Belleza - tháng 06/2011
>>Văn bản về tuyến đường 15B từ Phạm Hữu Lầu đến Hoàng Quốc Việt
>>Căn hộ vùng ven lên ngôi  

Bạn muốn đầu tư vào căn hộ này!!! Bạn muốn hỏi thêm chi tiết dự án!!!
Hãy gọi ngay Thái - Phòng KD Sàn BĐS Sacomreal-s
Địa chỉ: 41-43 Trần Cao Vân, Tầng 1 Master Building, Q.3, TP.HCM
Mobile: 0902.994.689
Website: http://nhadatsaigon247.vn